Giá xăng dầu hôm nay 27/3/2023: Triển vọng tiêu thụ tiêu cực, tín hiệu không mấy khả quan

27/03/2023 09:30

Giá xăng dầu hôm nay tiếp tục khi nhận tuần giảm giá mạnh khi lo ngại suy thoái, khủng hoảng kinh tế tiếp tục đè nặng lên triển vọng tiêu thụ dầu toàn cầu. Trong khi đó, dữ liệu giá xăng dầu thành phẩm nhập khẩu giảm nhẹ. Dự báo cho thấy, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành tới (1/4) có thể tiếp tục giảm.

Giá xăng dầu hôm nay 23/3/2023: Thị trường thế giới điều chỉnh tăng

Giá xăng dầu hôm nay 24/3/2023: Biến động trái chiều

Sau tuần giao dịch giảm tới 12-13% giá trị, giá dầu thế giới bước vào tuần giao dịch từ ngày 20/3 với xu hướng tăng nhẹ khi tâm lý lo ngại suy thoái, khủng hoảng của nhà đầu tư hạ nhiệt hỗ trợ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu. Nhận định về việc các ngân hàng trung ương sẽ sớm kết thúc chu kỳ tăng lãi suất nhằm tránh tạo thêm áp lực cho nền kinh tế, đặc biệt là hệ thống ngân hàng, cũng là nhân tố tích cực hỗ trợ giá dầu đi lên.

Nguồn ảnh: Internet
Nguồn ảnh: Internet

Lạm phát toàn cầu đang có chuyển biến tích cực là cơ sở để thị trường đặt cược vào điều này. Giá dầu cũng được hỗ trợ bởi dự báo tích cực của OECD về triển vọng tăng trưởng kinh tế năm 2023.

Cụ thể, theo OECD, sau khi tăng trưởng 3,2% trong năm 2022, kinh tế thế giới có thể đạt mức 2,6% trong năm 2023 trong bối cảnh các biện pháp thắt chặt của ngân hàng trung ương có hiệu lực đầy đủ. Đây là mức kỳ vọng cao hơn đáng kể so với mức dự báo tăng 2,2% trong báo cáo hồi tháng 11/2022.

Sự điều chỉnh này xuất phát từ giá lương thực và giá năng lượng giảm, đặc biệt là Trung Quốc mở cửa trở lại nền kinh tế. OECD cũng dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ ở mức 2,9% vào năm 2024.

Lo ngại khủng hoảng tài chính, ngân hàng vẫn đè nặng tâm lý nhà đầu tư, bất chấp nỗ lực trấn an từ các cơ quan quản lý của Mỹ và châu Âu cũng là yếu tố khiến giá dầu giảm.

Theo các chuyên gia của ANZ thì những nỗ lực hỗ trợ hệ thống ngân hàng thời gian qua càng cho thấy nguy cơ, rủi ro này. Việc các ngân hàng trung ương tiếp tục tăng lãi suất được nhiều chuyên gia nhận định sẽ làm gia tăng nguy cơ, rủi ro đối với hệ thống ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng nhỏ và vừa.

Fed đã quyết định tăng lãi suất thêm 25 điểm phần trăm, đưa mặt bằng lãi suất lên mức 4,75-5%. Nhiều chuyên gia lo ngại, quyết định này của Fed sẽ đẩy nền kinh tế Mỹ sớm rơi vào trạng thái suy thoái, đặt nhiều ngân hàng vào nguy cơ phá sản hơn bởi nó sẽ làm gia tăng áp lực chi phí, đặc biệt là chi phí sản xuất, chi phí lãi vay của nền kinh tế.

Triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Mỹ cũng khá mong manh và lạm phát Mỹ tuy đã hạ nhiệt nhưng vẫn còn cách rất xa mức mục tiêu 2% mà Fed đặt ra. Giá dầu có xu hướng giảm mạnh còn do thị trường ghi nhận thông tin dự trữ dầu thô Mỹ lên mức cao nhất 22 tháng.

Cụ thể, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), dự trữ dầu thô Mỹ trong tuần trước đã tăng 1,1 triệu thùng. Còn theo Oilprice, dự trữ dầu thô của Mỹ ở mức 481,2 triệu thùng vào cuối tuần trước, cao hơn khoảng 8% so với mức trung bình của 5 năm vào thời điểm này trong năm.

Giá dầu ngày 26/3 giảm còn do triển vọng tiêu thụ dầu từ Trung Quốc chịu tác động mạnh bởi các thỏa thuận, hợp tác năng lượng giữa Nga và Trung Quốc, đặc biệt trong việc triển khai các dự án khí đốt. Theo giới phân tích, khi các thỏa thuận hợp tác này được triển khai, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc đối với các nguồn cung ngoài Nga chắc chắn sẽ giảm mạnh.

Khép tuần giao dịch, giá dầu hôm nay ghi nhận giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 5/2023 trên sàn New York Mercantile Exchanghe đứng ở mức 69,20 USD/thùng, giảm 0,76 USD trong phiên; trong khi giá dầu Brent giao tháng 6/2023 đứng ở mức 74,57 USD/thùng, giảm 0,93 USD trong phiên.

Cập nhật thông tin thị trường Singapore đến ngày 23/3 cho thấy, giá xăng dầu thành phẩm lần lượt với xăng RON95 99,36 USD/thùng, xăng E5 RON92 93,72 USD/thùng, dầu diesel 98,16 USD/thùng, dầu hỏa 96,03 USD/thùng, dầu mazut 403,15 USD/thùng.

Nếu tính giá nhập bình quân từ 21/3 đến nay, các mặt hàng này đều thấp hơn so giá bình quân kỳ trước (21/3). Theo tính toán của một số doanh nghiệp đầu mối, giá xăng dầu trong nước dự đoán đến ngày 1/4 có thể thấp hơn giá bán trên thị trường hiện nay.

Cụ thể, mức giảm đối với xăng khoảng 100 đồng/lít, giảm với dầu hơn 300 đồng/lít, chưa bao gồm quỹ bình ổn giá xăng dầu và điều chỉnh chi phí đưa xăng dầu về nước, nếu có. Tại kỳ điều hành trước (21/3), liên Bộ Công thương - Tài chính công bố giá xăng dầu bán lẻ trong nước đồng loạt giảm. Xăng giảm gần 800 đồng/lít, dầu giảm từ 800 - 1.200 đồng/lít.

Tính đến 26/3, giá dầu thế giới trong tuần qua đã tăng 3 - 4%. Trong tuần tới, nhiều dự báo cho thấy, đà giảm của giá dầu có thể chững lại nhờ triển vọng nhu cầu tăng, bất chấp những lo ngại về suy thoái kinh tế.

Tại thị trường trong nước, trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 21/3, Liên bộ Công Thương - Tài chính quyết định giữ nguyên mức trích lập Quỹ bình ổn giá xăng dầu (Quỹ BOG) đối với các mặt hàng xăng dầu như kỳ điều hành trước, cụ thể: Với xăng E5 RON 92 ở mức 300 đồng/lít, xăng RON 95 ở mức 300 đồng/lít; với dầu diesel ở mức 300 đồng/lít, dầu hỏa ở mức 300 đồng/lít và dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước 0 đồng/kg). Đồng thời không chi Quỹ BOG đối với tất cả các mặt hàng xăng dầu (như kỳ trước).

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá xăng dầu hôm nay được niêm phổ biến trên thị trường như sau: Giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.022 đồng/lít; giá xăng RON 95-III không cao hơn 23.038 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S không cao hơn 19.302 đồng/lít; giá dầu hỏa không cao hơn 19.462 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 14.479 đồng/kg.

Bạn đang đọc bài viết "Giá xăng dầu hôm nay 27/3/2023: Triển vọng tiêu thụ tiêu cực, tín hiệu không mấy khả quan" tại chuyên mục HÀNG HÓA - THỊ TRƯỜNG. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email phamvan0909@gmail.com