Chi phí lãi vay và lỗ tỉ giá tăng mạnh sau 9 tháng, PC1 được kỳ vọng gì trong năm 2023?

Công ty chứng khoán VNDirect – VND dự kiến giai đoạn bùng nổ lợi nhuận của Công ty CP Tập Đoàn PC1 (HOSE: PC1) sẽ đến trong 2023 với mức tăng trưởng lợi nhuận ròng ấn tượng 163% đạt 1.148 tỷ đồng, thúc đẩy bởi mảng Niken và bất động sản.

Lợi nhuận ròng 9 tháng đầu năm 2022 của PC1 giảm 52% so với cùng kỳ, đạt 262 tỷ đồng do chi phí lãi vay và lỗ tỉ giá tăng mạnh. Với cả năm 2022, dự kiến mảng điện sẽ là lực đỡ chủ yếu của PC1 nhờ pha La Nina thuận lợi và đóng góp từ điện gió, kéo lợi nhuận gộp tăng 104% so với cùng kỳ đạt 1.086 tỷ đồng.

VND dự kiến lợi nhuận gộp mảng xây lắp tăng 3% so với cùng kỳ hỗ trợ bởi biên lợi nhuận gộp cải thiện, bù đắp cho mức giảm doanh thu trong quý 4/2022, nhờ giá nguyên liệu giảm và lượng backlog chuyển tiếp lớn từ nửa đầu năm.

Chi phí lãi vay và lỗ tỉ giá tăng mạnh sau 9 tháng, PC1 được kỳ vọng gì trong năm 2023?
VND dự kiến lợi nhuận ròng PC1 2022 sẽ rơi 37% so với cùng kỳ và đạt 437 tỷ đồng. Hình minh họa

Theo đó, lợi nhuận gộp năm 2022 đạt 1.719 tỷ đồng ( tăng 49% so với cùng kỳ). Tuy nhiên, VND dự nhận thấy áp lực từ tỉ giá và lãi vay sẽ duy trì đến cuối năm do tỉ lệ nợ cao. Theo đó, lợi nhuận ròng PC1 2022 sẽ rơi 37% so với cùng kỳ và đạt 437 tỷ đồng.

VND cho rằng bên cạnh xây lắp điện, giai đoạn 2023–2024, PC1 sẽ bùng nổ lợi nhuận với các hoạt động mở rộng kinh doanh ở nhiều ngành trong hệ sinh thái, bao gồm thủy điện, khai thác khoáng sản Niken, bất động sản dân cư và khu công nghiệp (KCN), mà trước mắt là hợp nhất mảng KCN vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp từ tháng 11 năm nay.

VND cũng cho rằng M&A là bước đệm giúp PC1 tham gia sâu hơn vào mảng KCN, cụ thể là quản lý KCN và phát triển các dịch vụ phụ trợ.

Trong năm 2021, PC1 đã mua tổng cộng 18,5 triệu cổ phiếu của Công ty CP Western Pacific (WP). Trong đó 7 triệu cổ phiếu là của cổ đông hiện hữu và 11,5 triệu cổ phiếu còn lại phát hành riêng lẻ cho PC1. Theo đó, công ty sẽ nắm 30,08% cổ phần tại WP với tổng vốn đầu tư là 1.110 tỷ đồng. Western Pacific là công ty khu công nghiệp, tiên phong phát triển các dự án LIC (cụm công nghiệp logistic).

WP là chủ đầu tư nắm 60,2% cổ phần tại dự án Trung tâm logistics thông minh Yên Phong IIA (Bắc Ninh, 158 ha, vốn đầu tư 1.830 tỷ đồng) và Cụm cảng và KCN Yên Lệnh (Hà Nam, 70 ha, vốn đầu tư là 624 tỷ đồng).

Trung tâm logistic thông minh Yên Phong IIA: Khu công nghiệp tọa lạc tại Tam Giang, Bắc Ninh, có tổng diện tích 158ha, giá trị đầu tư 1.830 tỷ đồng. Yên Phong II-A dự kiến sẽ bắt đầu cho thuê và ghi nhận lợi nhuận từ năm 2023. VND đánh giá Bắc Ninh là khu công nghiệp hàng đầu, đặc biệt thu hút ngành công nghiệp điện tử, sản xuất linh kiện, thiết bị điện tử với đội ngũ lao động có tay nghề cao, cơ chế, chính sách ưu đãi, đặc biệt là đối với các dự án FDI của nhiều doanh nghiệp quốc tế. Nơi đây là điểm đến của các doanh nghiệp lớn như Samsung, Canon, Foxconn,… và VND tin rằng Yên Phong II-A sẽ được hưởng lợi từ tiềm năng to lớn của tỉnh Bắc Ninh.

VND kỳ vọng KCN Yên Phong II-A sẽ mang lại tổng cộng 569 tỷ đồng cho PC1 trong giai đoạn 2023-2026.

Cụm cảng và khu công nghiệp Yên Lệnh: Khu công nghiệp có tổng diện tích mặt bằng khoảng 70ha và tổng vốn đầu tư là 624 tỷ đồng, VND kỳ vọng KCN Yên Lệnh sẽ bắt đầu cho thuê từ năm 2024. Hà Nam hiện đang xây dựng chiến lược thu hút đầu tư với mục tiêu thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ và công nghệ cao. Bước đầu tỉnh đã thu hút được một số doanh nghiệp ô tô như Yokowo Nhật Bản.

Hơn nữa, VND tin rằng dự án đường vành đai 5 khi đi vào hoạt động sẽ cải thiện liên kết vùng của Hà Nam và thúc đẩy sức hút của tỉnh. VND nhận thấy quỹ đất hạn chế tại các trung tâm công nghiệp lớn sẽ thúc đẩy nguồn cung mới chuyển đến các khu công nghiệp loại 2 như Hưng Yên, Hải Dương và cụ thể hơn là KCN Yên Lệnh.

VND kỳ vọng KCN Yên Lệnh sẽ mang lại 542 tỷ đồng trong giai đoạn 2024-2027.

Ngoài ra, trong giai đoạn 2023-25, WP có kế hoạch phát triển cảng quốc tế Long An và các dự án KCN 1.000ha tại các tỉnh Bắc Giang và Hà Nam. Tuy nhiên, vẫn chưa có thông tin cụ thể về các dự án này và VND kỳ vọng đây sẽ là tiềm năng tăng giá cho PC1.

Bên cạnh đó, vào tháng 7 năm 2022, PC1 đã mua lại 100% cổ phần của Nomura Asia Investment Vietnam (NAIV). NAIV là một pháp nhân có trụ sở tại Singapore, trong đó 70% vốn góp từ Nomura Holdings và 30% bởi JAFCO. Hiện tại, NAIV chỉ có một khoản đầu tư vào KCN Nomura Hải Phòng với tỷ lệ sở hữu 70%. Khu công nghiệp hiện sắp đạt công suất lấp đầy tối đa (90%), do đó, chỉ mang lại doanh thu cho thuê khá khiêm tốn.

Tuy nhiên, VND kỳ vọng đóng góp doanh thu khác từ mảng dịch vụ và nhà máy nhiệt điện than độc lập, được xây dựng chỉ để phục vụ khách hàng KCN. Nhà máy có tổng công suất 50MW và giá bán điện bình quân khoảng 0,12 USD/kWh, đóng góp khoảng 657 tỷ đồng doanh thu mảng dịch vụ, theo ước tính của VND.

Mảng KCN dự kiến sẽ được hợp nhất vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PC1 từ tháng 11 năm 2022, do đó, VND ghi nhận thêm doanh thu 2 tháng là khoảng 104 tỷ đồng trong năm 2022, dẫn đến Ln ròng cho PC1 là 11,7 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, khoản đầu tư sẽ là bàn đạp để PC1 tiếp tục đầu tư vào Nomura HP giai đoạn 2. Mặc dù tiến độ cụ thể của dự án chưa được tiết lộ nhưng công ty tự tin về tiềm năng của dự án này trong tương lai.

Ngoài mảng KCN nói trên VND cũng cho rằng, mảng nhà ở của PC1 sẽ quay trở lại và đóng góp một phần doanh thu, lợi nhuận lớn cho công ty với 4 dự án tầm trung trong giai đoạn 2023 - 2025, gồm PC1 Gia Lâm (Yên Thường, 0,7 ha), PC1 Định Công (15,1 ha), PC1 Vĩnh Hưng (0,5 ha), PC1 Thăng Long (22 ha).

Đây là phân khúc có sức mua và nhu cầu thực cao, do đó chịu ảnh hưởng nhẹ hơn đối với những trở ngại về vốn trong bối cảnh hiện nay. Hiện, tiến độ đầu tư các dự án này đều chậm so với kế hoạch, do đó, VND dự đoán tiến độ bán hàng của các dự án này sẽ trì hoãn sang năm 2023.

Chi phí lãi vay và lỗ tỉ giá tăng mạnh sau 9 tháng, PC1 được kỳ vọng gì trong năm 2023?

VND cũng cho rằng kế hoạch mở bán của PC1 Vĩnh Hưng và PC1 Thăng Long sẽ chậm lại một năm do thị trường thắt chặt và nhu cầu suy yếu trong bối cảnh lãi suất cao. PC1 Thăng Long sẽ bắt đầu bán 10% số căn hộ trong quý IV/2023, 70% trong năm 2024 và phần còn lại trong năm 2025.

Đối với PC1 Vĩnh Hưng, VND kỳ vọng 60% số căn hộ sẽ được bán vào năm 2024, số căn còn lại sẽ được chuyển sang năm 2025. Công ty dự kiến tổng doanh thu khoảng 2.300 – 2.400 tỷ đồng cho 2 dự án trên.

VND kỳ vọng các dự án BĐS tầm trung này sẽ ghi nhận biên lợi nhuận gộp khoảng 30%, ước tính tổng doanh thu của 4 dự án vào khoảng 3.428 tỷ đồng cho giai đoạn 2022 – 2025. Tổng lợi nhuận sau thuế dự kiến đạt 695 tỷ đồng, phân bổ chủ yếu trong giai đoạn 2023 – 2024.

Ngoài ra, chúng tôi cũng giới thiệu tới độc giả các thông tin mà nhiều người quan tâm trong lĩnh vực Kinh tế - Chứng khoán được liên tục cập nhật như: #Nhận định chứng khoán #Bản tin chứng khoán #chứng khoán phái sinh #Cổ phiếu tâm điểm #đại hội cổ đông #chia cổ tức #phát hành cổ phiếu #bản tin bất động sản #Bản tin tài chính ngân hàng. Kính mời độc giả đón đọc.

Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Hàng hải (MSB) đăng ký mua 2 triệu cổ phiếu

Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/11, cổ phiếu MSB giảm 0,83% xuống 11.900 đồng/CP, khối lượng khớp lệnh hơn 0,75 triệu ...

Cổ phiếu HSG "manh nha" về lại mệnh giá

Tính chung, từ mức 7.350 đồng ngày 16/11, cổ phiếu HSG hiện đã tăng hơn 30%. Nếu tiếp tục duy trì được đà tăng trong ...

Phát Đạt (PDR) mua lại 150 tỷ đồng trái phiếu trước hạn

Công ty CP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (mã chứng khoán: PDR) vừa công bố thông tin về việc mua lại trước hạn ...

Link nội dung: https://diendanthuongmai.vn/index.php/chi-phi-lai-vay-va-lo-ti-gia-tang-manh-sau-9-thang-pc1-duoc-ky-vong-gi-trong-nam-2023-a71088.html