Thị trường chứng khoán ngày 14/4/2021: Thông tin trước giờ mở cửa

14/04/2021 07:52

Lỗ nghìn tỷ, DLG vẫn mang gần 2.400 tỷ đồng cho vay không tài sản đảm bảo; CIENCO 4 quyết đưa cổ phiếu lên sàn năm 2021, muốn tăng vốn lên 1.323 tỷ đồng; Cổ phiếu CLG đếm ngược ngày rời sàn HOSE; 'Nghịch lý' cổ phiếu QBS;… là những thông tin chính được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam gửi đến Quý độc giả trước giờ giao dịch ngày 14/4/2021.

Cổ phiếu CLG đếm ngược ngày rời sàn HOSE: Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE) vừa thông báo hủy niêm yết đối với cổ phiếu của CTCP Đầu tư và Phát triển Nhà đất COTEC - Cotecland (HOSE - Mã: CLG). Thời gian hủy niêm yết cổ phiếu CLG có hiệu lực vào ngày 22/04/2021. Lý do hủy niêm yết là vì lỗ lũy kế tại ngày 31/12/2020 vượt quá vốn điều lệ thực góp và kiểm toán từ chối cho ý kiến đối với báo cáo tài chính năm 2020, thuộc trường hợp bị hủy niêm yết bắt buộc.

CIENCO 4 quyết đưa cổ phiếu lên sàn năm 2021, muốn tăng vốn lên 1.323 tỷ đồng: CTCP Tập đoàn CIENCO 4 (Mã: C4G) cho biết sẽ đưa cổ phiếu C4G lên sàn HNX hoặc sàn HOSE trong năm 2021 và phát hành gần 20 triệu cổ phiếu để tăng vốn. Cu thể, trong năm 2021, CIENCO 4 cho biết sẽ quyết liệt đưa cổ phiếu C4G lên sàn HNX hoặc sàn HOSE. Đây là kế hoạch đã đưa ra năm 2020, song chưa chọn được thời điểm phù hợp nên HĐQT đã quyết định tạm dừng trong năm ngoái. Tại Đại hội lần này, CIENCO 4 gửi cổ đông tờ trình phương án tăng vốn từ 1.059 tỷ đồng lên tối đa 1.323 tỷ đồng thông qua việc phát hành riêng lẻ hoặc phát hành cho cổ đông hiện hữu gần 20 triệu cổ phiếu và chi trả cổ tức năm 2020 với gần 63,6 triệu đơn vị.

thi truong chung khoan ngay 1442021 thong tin truoc gio mo cua
Hình minh họa

'Nghịch lý' cổ phiếu QBS: CTCP Xuất nhập khẩu Quảng Bình (HOSE: QBS) báo lỗ năm thứ hai hơn 92 tỷ đồng. Dẫu vậy giá cổ phiếu QBS vẫn tăng mạnh thời gian gần đây. Tính tới phiên 13/04, giá cổ phiếu tăng 68% so với đầu năm 2021.

Thép Tiến Lên đạt gần một nửa kế hoạch lợi nhuận năm trong quý I: CTCP Tập đoàn thép Tiến Lên (Mã: TLH) đã công bố tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2021 và kết quả kinh doanh quý I. Theo đó, Năm 2021, công ty dự kiến tổng doanh thu là 5.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 250 tỷ đồng; lần lượt tăng 22% và gấp 2 lần so với năm 2020. Công ty cũng vừa công bố báo cáo hoạt động kinh doanh quý I/2021 với doanh thu hợp nhất là 979 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 120 tỷ đồng; lần lượt tăng 4% và gấp 5 lần so với cùng kì năm 2020. So với kế hoạch năm, công ty đã hoàn đạt được 20% mục tiêu doanh thu và 48% lợi nhuận cả năm.

“Trùm” xăng dầu Bình Dương báo lãi ròng năm 2020 giảm hơn 70%: Tổng Công ty Thương mại Xuất nhập khẩu Thanh Lễ - CTCP (Thalexim, UPCoM: TLP) vừa công bố kết quả kinh doanh hợp nhất năm 2020 sau kiểm toán. Con số lãi ròng đem về 22 tỷ đồng, giảm tới 72% so với năm trước. Kết thúc năm 2020, TLP đem về 10,670 tỷ đồng doanh thu thuần và 22 tỷ đồng lãi ròng, lần lượt giảm 19% và 72% so với 2019. Nếu so với con số trong BCTC hợp nhất quý 4/2020 (tự lập) thì lợi nhuận giảm 7%, một phần do điều chỉnh khoản thu tài chính.

Nếu lên sàn với vốn hóa 50 tỷ USD, VinFast sẽ vượt nhiều đại gia xe hơi như Ford, Chrysler: Nguồn tin của Bloomberg cho biết Tập đoàn Vingroup đang xem xét phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) đối với VinFast. Cuộc IPO tại Mỹ của VinFast có thể huy động được tới 2 tỷ USD, định giá công ty sau niêm yết là 50 tỷ USD. Reuters thì cho biết VinFast dự kiến huy động 3 tỷ USD từ thương vụ IPO, tương ứng với định giá 60 tỷ USD. Nếu thực tế diễn ra đúng kỳ vọng, định giá của VinFast sẽ gần với vốn hóa của các đại gia trong top 10 nhà sản xuất ô tô lớn nhất thế giới, ngang ngửa với các "cây đa cây đề" như Ferrari, đứng trên Ford (48,5 tỷ USD) và Fiat Chrysler (31 tỷ USD).

Khối ngoại trở lại mua ròng trong phiên thị trường đỏ lửa: Phiên giao dịch 13/4 khép lại với sắc đỏ bao trùm thị trường. Về giao dịch khối ngoại, họ đã mua ròng 183 tỷ đồng trong phiên hôm nay. Lực mua tập trung vào các Bluechips như VIC (283,41 tỷ đồng), MSN (107,94 tỷ đồng), NVL (57,22 tỷ đồng)… Riêng sàn HoSE, khối ngoại trở lại mua ròng 126,79 tỷ đồng trong phiên hôm nay.

Lỗ nghìn tỷ, DLG vẫn mang gần 2.400 tỷ đồng cho vay không tài sản đảm bảo: Theo báo cáo kiểm toán riêng lẻ năm 2020 của Tập đoàn Đức Long Gia Lai (HoSE: DLG), đơn vị kiểm toán lưu ý vấn đề cần nhấn mạnh rằng tập đoàn đã cho một số tổ chức, cá nhân vay 1.916 tỷ đồng, chiếm 44,82% tổng tài sản. Các khoản cho vay đều không có tài sản đảm bảo. Tương tự trên báo cáo tài chính hợp nhất, kiểm toán nhấn mạnh công ty cho một số tổ chức, cá nhân vay hơn 2.365 tỷ đồng (tương đương 28,74% tổng tài sản). Các khoản cho vay này không có tài sản đảm bảo. Đáng chú ý, tổng vay nợ tài chính của Tập đoàn Đức Long Gia Lai lên tới 3.967 tỷ đồng, chiếm hơn 48% tổng nguồn vốn. Hệ số nợ vay/vốn chủ sở hữu là 1,58 lần.

Cũng trên báo cáo hợp nhất kiểm toán, Đức Long Gia Lai ghi nhận con số lỗ kỷ lục gần 930 tỷ đồng. Từ đó doanh nghiệp cũng xuất hiện khoản lỗ lũy kế 866 tỷ trên vốn điều lệ 2.993 tỷ đồng.

Tin tức chứng khoán mới nhất 17h00’ hôm nay 13/4/2021

Thông tin giao dịch khối lượng lớn cổ phiếu như VIB, TPB, HDC, FIT… được Tạp chí điện tử Kinh tế Chứng khoán Việt Nam ...

Bạn đang đọc bài viết "Thị trường chứng khoán ngày 14/4/2021: Thông tin trước giờ mở cửa" tại chuyên mục KINH TẾ - TÀI CHÍNH. Mọi chi tiết liên quan, vui lòng gửi thông tin qua email phamvan0909@gmail.com